Thông thường muốn hát karaoke phải gồm ba yếu tố: micro, tăng âm karaoke và bộ loa chuyên dụng.
Có hai cách để được ba bộ này, thứ nhất là mua nguyên bộ từ nhà sản xuất với các thương hiệu có uy tín ở Việt Nam như: CADV, Arirang, Vitek, Sơn Ca, Tiến Đạt, Medialist, Califorina, Caliphat…
Cách thứ hai và cũng là cách đang được giới thu âm và giới trẻ lựa chọn là
Thông thường muốn hát karaoke phải gồm ba yếu tố: micro, tăng âm karaoke và bộ loa chuyên dụng.
Có hai cách để được ba bộ này, thứ nhất là mua nguyên bộ từ nhà sản xuất với các thương hiệu có uy tín ở Việt Nam như: CADV, Arirang, Vitek, Sơn Ca, Tiến Đạt, Medialist, Califorina, Caliphat…
Cách thứ hai và cũng là cách đang được giới thu âm và giới trẻ lựa chọn là thay vì mua dàn ampli ngon lành để tăng âm tiếng khi hát thì ta mua một card âm thanh rời.
Hiện nay có nhiều loại card âm thanh, micro, loa chuyên dụng.
Dưới đây chúng tôi giới thiệu và hướng dẫn cách chọn bộ ba trên với giá cả phải chăng hợp túi tiền mà chất lượng đáp ứng tốt với nhu cầu của bạn.
Đầu tiên ta tìm hiểu vì sao nên mua card âm thanh rời thay vì card âm thanh onboard tích hợp sẵn trên main?
Mọi người nói:” card âm thanh rời là không cần thiết” bởi lẽ trên thực tế âm thanh onboard (tích hợp sẵn trên bo mạch chủ) đã được phát triễn trong những năm qua khiến cho card âm thanh truyền thống trở nên lỗi thời.
Nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trên các máy tính đời mới, điều này là chính xác. Tuy nhiên, âm thanh onboard vẫn còn có thể bị nhiễu điện (do âm thanh được xử lý bởi bo mạch chủ, vốn còn phải vận hành thêm cho các thành phần khác của máy tính), trong khi đó âm thanh onboard trên các mẫu máy tính “ cổ lỗ sỉ” có thể tạo ra thứ âm thanh thật khủng khiếp.
Vì vậy, nếu đang làm việc với một máy tính cũ có âm thanh onboard nghèo nàn, hoặc trình điều khiển âm thanh không hỗ trợ, có lẽ bạn nên mua cho mình một card âm thanh. Bên cạnh đó, nếu là một game thủ chuyên nghiệp hay người dùng đam mê âm thanh cao cấp, thì việc mua một card âm thanh là quyết định sáng suốt.
Âm thanh đa kênh đang ngày càng phổ biến trên hệ thống hiện đại:
+ Hỗ trợ kênh âm thanh 2.1, 4.1, 5.1, 7.1 nhằm cung cấp thêm cổng cho hệ thống âm thanh vòm tốt hơn và khả năng định hướng âm thanh cho tai nghe tuyệt vời hơn.
+ Khi hoạt động, card âm thanh sẽ giảm tải cho CPU bằng cách sử dụng chip xử lý âm thanh riêng. Tuy nhiên, với phần cứng hiện đại ngày nay thì sự khác biệt này không đáng chú ý.
+ Chống lại sự can thiệp của điện. Card âm thanh cao cấp thường sẽ có một bộ phận lá chắn để ngăn hiện tượng nhiễu điện gây ra bởi các thành phần khác trên máy tính. Nhưng ngay cả khi card âm thanh không có bộ phận lá chắn thì hiện tượng nhiễu điện cũng khó xảy ra khi bạn cắm vào khe PCI thấp nhất trên bo mạch chủ.
+ Chất lượng âm thanh và bass chính xác hơn. Nếu đang sử dụng một âm thanh onboard, khi chuyển sang card âm thanh bạn sẽ thấy “chất lượng âm thanh” cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên, lợi ích này sẽ chỉ được thể hiện khi bạn trang bị một hệ thống âm thanh chất lượng tốt (chúng tôi sẽ giới thiệu sau). Điều đó có nghĩa “bạn sẽ không thể cảm nhận được nếu đang đeo một tai nghe giá rẻ vài chục ngàn đồng mua trên thị trường”.
Đầu tiên là tham khảo các loại card âm thanh rời của Creative đang nổi sóng hiện nay trên thị trường (vì Creative chuyên về các sản phẩm xử lý âm thanh):
Card âm thanh rời có hai loại: gắn trong PC, gắn ngoài Laptop hoặc PC.

Creative sound blaster audigy Rx

Creative sound blaster audigy Fx

Creative sound blaster audigy Zx

Creative sound-blaster-omni-surround 5.1

Creative X-Fi Surround 5.1 Pro - SB1095

Sound Blaster E3

Sound card Creative Sound Blaster X-Fi Go! Pro SB1290
Tiếp theo là chọn loại loa phù hợp:
Đặc điểm của loa dùng cho máy tính
Khác với những loại loa thùng lớn, các loại loa dùng cho máy tính có kích thước tương đối nhỏ nhưng tích hợp sẵn mạch điện khuếch đại tín hiệu trong một loa nên có thể cắm trực tiếp vào các ngõ xuất âm thanh trên máy tính mà không cần phải sắm thêm bộ ampli hoặc khuếch đại.
Chính vì vậy, công suất của loa máy tính thường không lớn, chỉ vừa đủ nghe trong gia đình, trong một không gian nhỏ. Khi xem thông tin của loa, bạn sẽ thấy công suất loa được ghi ở dạng công suất thực (RMS) với giá trị từ vài watt đến vài trăm watt; hoặc ghi ở công suất đỉnh (PMPO), còn gọi là công suất khó đạt, với chỉ số khá lớn (từ hàng nghìn watt trở lên). Công suất của loa càng lớn, âm thanh phát ra càng to nhưng chất lượng âm thanh nghe được thì phụ thuộc vào card âm thanh của máy tính và nhãn hiệu, rồi vật liệu làm thùng loa.
Về cơ bản, theo nhận định của một số người có kinh nghiệm, chất lượng âm thanh giảm dần theo các nhãn hiệu Creative, Altec Langing, Logitech, Sound Max, Microlab, Edifider, Genius… Cũng theo nhận định của những “chuyên gia” này, loại loa có thùng làm bằng gỗ nghe ấm tiếng và hay hơn so với loại làm dùng nhựa để đúc thùng; loại thùng nhựa có tiếng treble khá chát.
Căn cứ vào card âm thanh
Hiện nay, tất cả các mainboard đều có tích hợp card âm thanh onboard nên chất lượng âm thanh phát ra cũng chỉ ở mức trung bình. Nếu muốn nghe hay hơn, bạn phải bỏ thêm từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu để sắm thêm card âm thanh rời Creative cắm vào khe PCI thường hoặc khe PCI Express 1x, tất nhiên là bạn phải có bộ loa tương ứng. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, với cùng một bộ loa, âm thanh lấy từ card âm thanh rời nghe to và thanh hơn so với card âm thanh onboard.
Dòng loa điển hình:
Loa Creative Inspire T6300 5.1

Creative t15 bluetooth wireless

Loa Creative SBS A550 5.1

Logitech z-5500

Loa SoundMax A8900 4.1

Các bạn tham khảo các dòng loa khác trên >> soundcardcreative.com <<
Tiếp theo là Micro:
Micro và dây nối cũng góp phần quan trọng giúp hát trung thực hơn. Đừng vì tiếc một khoản nhỏ chi phí mà phá hỏng cả dàn karaoke. Người mua nên mua dây micro bọc kim tốt, tránh nhiễu, tránh ù.
Nếu dùng trong gia đình thì nên chọn loại có dây, nếu thích không dây thì có loại Boss MT 990 (dòng này đang được ưa chuộng vì chất lượng xử lý âm thanh rất tốt).
Ngoài ra nếu bạn là người thích đăng tải các bài tự mình cover thì tham khảo các dòng micro nhỏ gọn với chất lượng xử lý không thua kém tại đây!
|